Tài liệu Thư viện số
Danh mục TaiLieu.VN
Bệnh lao Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, nhưng lao phổi là một "bóng ma" từng ám ảnh cả thế giới vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như là một chứng bệnh dịch xuất phát từ tầng lớp dân nghèo thành thị. Vào năm 1815, 1/4 dân số Anh bị chết vì bệnh lao. Vào năm 1918, 1/6 dân số Pháp qua đời vì căn bệnh này. Sang đầu thế kỷ 20, căn bệnh lao lại tiếp tục cướp đi mạng sống của khoảng 100 triệu người trên thế giới. Căn bệnh lao chết người thường gây nguy hại trực tiếp đến phổi với các triệu chứng thường thấy như ho, giảm cân nhanh chóng, đổ mồ hôi vào ban đêm...
Sốt vàng
Trước kia, bệnh sốt vàng gây ra nhiều ca tử vong. WHO ước tính rằng căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của khoảng 30.000 người/năm. Một trận dịch sốt vàng từng tấn công thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1793 đã làm thiệt mạng 10.000 người ở đây. Nhiều người đã bỏ chạy khỏi thành phố.
Cúm Tây Ban Nha
Đợt dịch cúm vào năm 1918 (tên thường gọi là cúm Tây Ban Nha) là một căn bệnh truyền nhiễm đã lan rộng hầu như mọi vùng trên thế giới. Nó được gây ra bởi một loại cúm A/H1N1 cực độc. Nhiều nạn nhân của nó thường gồm cả thanh niên đang thời kỳ sung sức. Đợt dịch cúm này bắt đầu từ tháng 3/1918 - 6/1920, trải dài phạm vi ảnh hưởng tới tận Bắc Cực và các hòn đảo xa xôi thuộc biển Thái Bình Dương. Ước tính từ 20 - 100 triệu người bị thiệt mạng vì căn bệnh này trên khắp thế giới, hay xấp xỉ khoảng 1/3 dân số châu Âu.
Dịch cúm Tây Ban Nha.
|
Bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa được cho là đã gây hại cho con người kể từ thời điểm năm 10.000 trước CN. Nước Anh vào thế kỷ 18 từng chịu trận bởi căn bệnh này, khiến cho 400.000 người bị chết vì căn bệnh này/năm. Dấu hiệu sớm nhất cho thấy căn bệnh đậu mùa từng xuất hiện trên các xác ướp Ai Cập cổ đại. Có giả thiết cho rằng, các thương nhân người Ai Cập đã mang mầm mống của căn bệnh này xuyên qua lãnh thổ Ấn Độ, quốc gia này từng bị bệnh đậu mùa hoành hành trong suốt 2000 năm. Sau khi phát minh thành công vaccin chống bệnh đậu mùa, WHO tuyên bố đã tiêu diệt tận gốc căn bệnh đậu mùa vào tháng 12/1979.
Bệnh dịch tả
Bệnh dịch tả do vi khuẩn tả gây ra. Nếu không được chữa trị, người bị nhiễm bệnh có thể tử vong. Những dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh này là tiêu chảy, choáng, chuột rút ở chân, buồn nôn và da khô. Bệnh dịch tả lần đầu tiên bùng phát ở Bengal, sau đó lan tràn đến Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và vùng biển Caspia. Khi bệnh dịch tả này chấm dứt vào năm 1826 đã có hơn 15 triệu người Ấn Độ thiệt mạng.
Bệnh nhân dịch tả.
|
Bệnh sốt rét
Chứng bệnh lây lan này có nguồn gốc từ một loại muỗi truyền nhiễm có tên là Anopheles, có tính năng lây lan từ người này sang người kia rất nhanh. Hàng năm, có khoảng 400 triệu người bị mắc phải căn bệnh sốt rét, cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Đây là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất mà cho đến tận ngày nay vẫn không có vaccin đặc trị hiệu quả.
Bệnh sốt xuất huyết Ebola
Bệnh sốt xuất huyết Ebola được mang tên từ dòng sông Ebola, nơi đầu tiên bùng nổ căn bệnh dịch đáng sợ này. Các con virut gây bệnh có hình dạng tương tự như virus Marburg, cũng thuộc họ Filoviridae. Bệnh Ebola đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại Zaire, sau đó trở thành đại dịch vào năm 1989 tại Reston, bang Virginia (Mỹ). Virus Ebola này được xác định là lây lan qua dịch cơ thể người. Giai đoạn đầu, bệnh Ebola không có tính truyền nhiễm cao.
Bệnh xuất huyết Ebola.
|
Bệnh Rickettsia
Bệnh sốt do Rickettsia xuất phát từ một từ Hy Lạp cổ, nghĩa là khói sương, nhằm mô tả tình trạng của những người bệnh có liên quan đến căn bệnh tinh thần. Căn bệnh này bùng phát lần đầu tiên trong suốt cuộc bao vây của người Tây Ban Nha đối với xứ Granada vào năm 1489. Những dấu hiệu giải thích cho căn bệnh này gồm có chứng sốt và những vết mẩn đỏ nổi lên ở cánh tay, lưng và ngực, dẫn đến mê sảng, hoại thư và thịt bắt đầu thối rữa. Trong suốt cuộc vây hãm, quân Tây Ban Nha đã tổn thất khoảng 3.000 quân và 17.000 quân bị chết vì chính căn bệnh này. Các căn bệnh dịch này còn lây lan xuyên suốt châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 và diễn ra trong suốt Cuộc nội chiến Anh, cuộc chiến 30 năm và các cuộc chiến tranh Napoleon. Trong cuộc chiến 30 năm, ước tính 8 triệu người Đức bị thiệt mạng vì căn bệnh dịch hạch và bệnh Rickettsia. Trong suốt cuộc chiến của Napoleon với người Nga vào năm 1812, số quân Pháp chết vì căn bệnh Rickettsia thậm chí còn nhiều hơn là số quân bị người Nga giết hại.
Đăng nhập
Bộ sưu tập nổi bật